Trong các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, các trường học thường sẽ có nhiều dung môi, hoá chất,... để sử dụng trong các thí nghiệm phân tích hoá học. Và các hoá chất này cần được cất giữ trong tủ đựng hoá chất để bảo quản cũng như tránh được các rủi ro không đáng có. Thông tin chi tiết về thiết bị này sẽ được trình bày ở bài viết dưới đây.
Mục lục
·
2. Phân loại các dòng tủ đựng hoá chất
·
2.1. Phân loại tủ hoá chất theo cấu tạo
·
2.2. Phân loại tủ hoá chất theo kích thước
·
2.3. Phân loại tủ hoá chất theo chất liệu
·
3. Tính năng ưu việt của các dòng tủ đựng hoá chất
·
4. Ưu điểm của tủ đựng hoá chất
·
5. Ứng dụng của tủ đựng hóa chất
·
6. Hướng dẫn cách sử dụng tủ hóa chất
·
7. Báo giá tủ đựng hóa chất hiện nay
·
8. Mua tủ đựng hóa chất ở đâu uy tín?
1. Tủ đựng hoá chất là
gì?
Tủ đựng hoá chất là
một loại thiết bị được gia công sản xuất với mục đích lưu trữ các loại hoá chất
ở phòng thí nghiệm, trường học, viện nghiên cứu,... nhằm tránh các rủi ro về
việc rơi vỡ các loại hoá chất. Do đó, các dòng tủ này khi chọn mua cũng cần
chọn lựa một cách kỹ lưỡng, dựa theo nhiều tiêu chí để có được sản phẩm chất
lượng nhất.
Tủ đựng hoá chất là thiết bị rất cần thiết trong phòng thí
nghiệm
2. Phân loại các dòng
tủ đựng hoá chất
Các dòng tủ đựng
hoá chất hiện nay được phân loại rất đa dạng. Dưới đây là các tiêu chí xác
định thiết bị được áp dụng phổ biến hiện nay.
2.1. Phân loại tủ hoá
chất theo cấu tạo
Dựa theo tiêu chí cấu
tạo của tủ gồm có 3 loại sau đây:
- Tủ đựng
hoá chất có quạt hút và khử mùi
Đây là sản phẩm được
thiết kế với chức năng hấp phụ được các chất độc dễ bay hơi, giúp cải thiện tốt
môi trường không khí khi thao tác cất giữ hoặc lấy sử dụng hoá chất trong tủ
tại các phòng thí nghiệm. Tủ được làm từ chất lượng thép sơn tĩnh điện và kính
cường lực ngăn vách hoặc cửa tủ, giúp chống ăn mòn hoá chất hiệu quả.
Ngoài ra, dòng tủ này
còn có quạt hút chuyên dụng có thể khử mùi các hoá chất độc hại. Bộ lọc than
hoạt tính cũng được tích hợp để bảo vệ nhân viên phòng Lab cũng như môi trường
xung quanh một cách tối ưu.
- Tủ đựng hoá
chất chuyên dụng có lọc hấp thu
Tủ hoá chất có lọc
than hoạt tính giúp hấp thu một phần lượng khí thoát ra từ chai hoá chất theo
thời gian lưu trữ trong tủ. Tủ được làm từ sắt nguyên tấm, phủ sơn tĩnh
điện.
Thiết kế của tủ kín
hoàn toàn khi đóng cửa với hệ thống gioăng, có thêm đường ống chờ để có thể kết
nối trực tiếp với hệ thống hút khí của phòng thí nghiệm. Tủ được sử dụng trong
các phòng thí nghiệm, bệnh viện, khu chế xuất công nghiệp.
- Tủ đựng hoá
chất giúp chống cháy nổ
Dòng tủ hoá chất chống
cháy nổ có chứa các chất lỏng có điểm chớp cháy không vượt quá 100 độ F. Sản
phẩm được làm từ thép tấm 18 Gauge Steel Plate giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối
cho con người cùng môi trường làm việc. Tủ hoá chất loại này được sử dụng rộng
rãi trong sản xuất ôtô, hoá dầu, sản xuất công nghiệp, công nghiệp điện hoặc
công nghiệp thực phẩm,...
Phân chia tủ đựng hoá chất có nhiều tiêu chí khác nhau
2.2. Phân loại tủ hoá
chất theo kích thước
Thông thường, tủ đựng hoá chất sẽ có kích thước tiêu chuẩn với chiều ngang 0.9m, 1.2m hoặc 1.5m, chiều cao khoảng từ 1.9
m - 2m. Ngoài ra, người sử dụng muốn thiết kế riêng theo kích thước tương ứng với phòng thí nghiệm có thể yêu cầu riêng với nhà sản xuất.
2.3. Phân loại tủ hoá
chất theo chất liệu
Tùy thuộc vào nhu cầu
của khách hàng mà các nhà sản xuất sẽ gia công các mẫu tủ đựng hóa
chất bằng những vật liệu khác nhau. Trong đó, có 3 vật liệu phổ biến nhất
dùng để sản xuất tủ bao gồm:
- Tủ sơn tĩnh
điện: Là vật liệu có chi phí rẻ nhất nên giá thành khá phải chăng, được đông
đảo khách hàng sử dụng nhưng độ bền không cao, hay bị gỉ sét sau một thời gian
sử dụng.
- Tủ inox: Có độ
bền cao, khả năng chống ăn mòn và gỉ sét tuyệt vời, đặc biệt là dòng tủ này rất
phù hợp để lưu trữ hoá chất dùng trong phòng thí nghiệm, phòng sạch.
- Tủ Phenolic:
Là loại vật liệu siêu bền, có thể xử lý nhiệt độ cao, hơi ẩm và hao mòn thường
xuyên sử dụng. Do đó, tủ loại này bền mà có tính thẩm mỹ cao, giá thành phù hợp
với điều kiện kinh tế của khách hàng Việt.
3. Tính năng ưu việt
của các dòng tủ đựng hoá chất
Các dòng tủ đựng
hóa chất trong phòng thí nghiệm chuyên dụng sở hữu một số các tính năng
tiện lợi như sau:
- Trang bị thêm
hệ thống quạt có khả năng hút khí.
- Buồng hút làm
bằng Composite.
- Trang bị bộ
lọc chất độc bằng than hoạt tính.
- Cánh cửa có
thêm gioăng cao su nhằm đảm bảo độ kín.
- Tăng chỉnh tốc
độ quạt hút khí độc phù hợp.
- Hệ thống đèn
Led bền, bọc nhựa, không gỉ, không chập cháy.
4. Ưu điểm của tủ đựng
hoá chất
Các dòng tủ đựng hoá
chất hiện nay được sản xuất đa dạng giúp người dùng có thể chọn được sản phẩm
phù hợp cho phòng thí nghiệm. Mỗi dòng tủ riêng có những ưu điểm riêng biệt và
một số các điểm nổi trội có thể kể đến như:
- Tủ được làm từ
những vật liệu có độ bền cao, không phản ứng nhiều với hoá chất nên có thời
gian sử dụng bền bỉ.
- Tủ được thiết
kế lắp gioăng kín nên không thoát hơi hoá chất, cũng không để khôn khí bên
ngoài đi vào làm hoá chất biến đổi.
- Bộ lọc than
hoạt tính giúp khử mùi không khí và hoá chất trong tủ hiệu quả.
- Hệ thống quạt
hút khí giúp loại bỏ các mùi khó chịu bên trong tủ hoá chất.
Tủ đựng các loại hoá chất sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội
5. Ứng dụng của tủ đựng
hóa chất
Các hoá chất sử dụng
tại cơ sở sản xuất, phòng thí nghiệm,... cần được bảo quản cẩn thận bởi nếu
phát sinh cháy nổ sẽ gây ra hậu quả to lớn cả về tài sản, môi trường và con
người. Chính vì thế, việc lưu trữ và bảo quản các hoá chất là vô cùng cần
thiết. Một số công dụng của tủ có thể kể đến như:
- Bảo vệ môi
trường và sức khỏe người sử dụng: Hoá chất phần lớn độc hại nên tiếp xúc thường
xuyên sẽ làm giảm chức năng đào thải chất độc của gan dẫn tới một số bệnh về
gan và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, tủ đựng hoá chất sẽ giúp phần
nào ngăn được hoá chất phát tán ra môi trường bên ngoài.
- Tăng thời gian
sử dụng hóa chất: Hoá chất được bảo quản trong môi trường thuận lợi có ít ánh
sáng, ít ẩm, ít nhiệt thì sẽ ít bị biến chất và nhờ đó có thể kéo dài thời gian
sử dụng.
- Lưu trữ hoá
chất khoa học: tủ hoá chất được thiết kế thành các ngăn riêng biệt lưu trữ hoá
chất một cách gọn gàng, ngăn nắp và khoa học, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm
và lấy sản phẩm.
Ứng dụng của tủ đựng hoá chất rất rộng rãi
6. Hướng dẫn cách sử
dụng tủ hóa chất
Đối với tủ đựng
hóa chất phòng thí nghiệm, bạn sẽ sử dụng như các dòng tủ đựng đồ dùng bình
thường. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, hãy lưu ý một số điều sau đây để
nâng cao tuổi thọ:
- Thường xuyên
vệ sinh tủ để không cho hoá chất gây phản ứng và làm oxy hoá vật liệu.
- Sắp xếp các
hoá chất theo đúng phân loại, không để các hoá chất có thể phản ứng nguy hiểm
gần nhau.
- Mở tủ lấy hoá
chất phải đóng ngay sau đó để hoá chất không phát tán ra ngoài quá nhiều.
- Kiểm tra định
kỳ bộ lọc than hoạt tính cũng như quạt hút khí.
Cần sử dụng tủ đựng hoá chất cẩn thận để nâng cao độ bền
7. Báo giá tủ đựng hóa
chất hiện nay
Hiện nay, các thương
hiệu sản xuất tủ đựng hoá chất rất đa dạng giúp người dùng có thể chọn lựa sao
cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Giá tủ đựng hóa chất khá đa
dạng do người dùng có thể yêu cầu riêng về kích thước, cấu tạo hoặc chất liệu.
Thường thì mức giá của các dòng tủ sẽ dao động khoảng từ 19 triệu tới hơn 200
triệu đồng tùy từng tiêu chí.
8. Mua tủ đựng hóa
chất ở đâu uy tín?
LabVIETCHEM hiện đang
là một trong những đơn vị nhập khẩu và phân phối các sản phẩm hoá chất, thiết
bị, dụng cụ khoa học kỹ thuật sử dụng cho phòng thí nghiệm số 1 tại Việt Nam.
Các sản phẩm tủ đựng hoá chất được nhập trực tiếp từ các nhà sản xuất
nổi tiếng trên thế giới như Daihan, Hankook,... và phân phối trực tiếp tới tận
tay khách hàng.
Chất lượng cũng như
giá cả của sản phẩm là điều mà chúng tôi ưu tiên hàng đầu và tự tin cam kết đảm
bảo với khách hàng. Do đó, bạn mua tủ đựng các lọ hoá chất tại đây có thể hoàn
toàn an tâm bởi công ty còn có thêm cả chế độ bảo hành rất uy tín.
Đến với SCS LAB để chọn mua tủ hoá chất uy tín
Bài viết trên đây đã
tổng hợp các thông tin chi tiết về dòng tủ đựng hoá chất giúp
bạn có thể tìm hiểu và đưa ra lựa chọn phù hợp. Nếu cần thêm bất cứ thiết bị,
dụng cụ hoặc hoá chất nào, bạn hãy liên hệ tới SCS LAB qua hotline 0961 737599 hoặc email sales@scslab.com.vn để được hỗ trợ
trực tiếp nhé.